GNS3 và những điều ghi nhớ
Sau một hồi thử nghiệm GNS3 (ver 1.5.3) trên Windows 10 cũng như Ubuntu thì mình cũng ghi chú lại một số thứ cần nhớ để sau này nhỡ có cài máy lại thì khỏi quên.
1. Một công cụ tuyệt vời để làm lab phục vụ việc học CCNA/CCNP/CCIE với giá 0$ khi so với VIRL. Một số tính năng hữu ích được GNS3 team phát triển trên phiên bản 1.x.x và hiện nay là 2.x (beta) như sử dụng GNS3 VM, hỗ trợ cài đặt nhanh chóng thông qua các appliances. Đặc biệt hỗ trợ tốt IOSv, IOU…
2. Chạy GNS3 trên Ubuntu luôn mang lại cảm giác dễ chịu và sung sướng hơn so với Windows 10 (mình khoái nhất là khoản show được performance của GNS3VM trong Ubuntu), chính GNS3 team cũng recommend chạy trên Linux.
3. Một số lỗi cần nhớ khi chạy trên Windows:
– Lỗi license iourc (Invalid IOU license key xxxxxxxxxxxxxxx detected in iourc file) hoặc thiếu hostname key (Hostname key not found in iourc file /home/gns3/.iourc) nên không chạy được IOU. Lỗi này cũng đều gặp trên Mac, Windows hay Linux nếu như không có license từ Cisco.
– Lỗi “unable to create generic ethernet NIO” do thiếu WinPCap hoặc đã cài nhưng chưa cho khởi động cùng. Khởi động trong cmd bằng lệnh dưới đây
sc config npf start= auto
4. Một số lỗi cần nhớ khi chạy trên Ubuntu:
– Lỗi hay gặp nhất là việc không chạy được GNS3VM (Could not open /dev/vmmon: No such file or directory”) do Linux khởi động từ UEFI với chức năng secure boot được bật. Hướng xử lý thì ở đây, VMWare đã chỉ ra rõ ràng.
– Thường khi chạy ASAv trên QEMU trong GSN3VM thì mặc định console ban đầu sẽ là VNC, nếu như máy chưa cài TightVNC thì sẽ gặp thông báo đại loại như “Cannot start console application: [Errno 2] No such file or directory VNCviewer”. Cách xử lý đơn giản là chuyển qua console bằng telnet (chỉnh bằng cách chọn Configure Template trong GNS3) hoặc nếu vẫn muốn console bằng VNC thì cài TightVNC viewer bằng lệnh dưới
sudo apt-get install xtightvncviewer
5. Khi sử dụng TinycoreLinux làm PC (mục đích chính là không thích dùng loopback interface, thứ 2 là OS siêu nhẹ với 64MB ram là đủ) để test thì những cấu hình trên đó bị mất hết sau khi đóng lại.
Khi khởi động Tinycore sẽ load bootlocal, do đó cần thêm những dòng cấu hình sẵn vào đó để mỗi khi khởi động thì sẽ không bị mất đi. Sử dụng lệnh sudo vi /opt/bootlocal.sh để mở và edit (bằng cách nhấn phím i để chỉnh sửa). Ví dụ dưới sẽ thêm các cấu hình cho interface eth0 (ip/subnet/default gateway/hostname)
sudo ip addr add 192.168.10.10/24 dev eth0
sudo ip link set dev eth0 up
sudo ip route add default via 192.168.10.1
sudo hostname PC1
Lưu lại thì nhấn phím <Esc>:wq<Enter> để lưu thông tin đã edit trên file bootlocal. Sau đó tạo backup bằng lệnh
sudo filetool.sh -b
Trong trường hợp nếu như sau khi reboot lại mà bị mất cấu hình thì reload (recover) lại bằng lệnh sau
sudo filetool.sh -r
6. Các bước cài VMware workstation trên Ubuntu 16.04 LTS
– Cài dependent packages cho VMware
sudo apt install gcc build-essential -y
– Download gói cài đặt từ trang web của VMware
http://www.vmware.com/go/tryworkstation-linux-64
– Thực hiện cài đặt từ terminal
chmod +x Vmware-Workstation-Full-12.xxx.x86_64.bundle
sudo ./Vmware-Workstation-Full-12.xxx.x86_64.bundle